Penalty là gì? Tìm hiểu chi tiết về luật đá phạt đền trong bóng đá
Khi theo dõi các trận bóng đá, có lẽ các bạn sẽ nghe nhắc đến Penalty hay đá phạt đền. Vậy Penalty là gì trong bóng đá? Để giải đáp được vấn đề này cũng như hiểu rõ hơn về luật đá phạt đền trong bóng đá. Các bạn hãy cùng Vào Rồi Tivi tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!
- Penalty là gì?
- Các tình huống bị thổi phạt Penalty
- Cách thực hiện quả đá phạt Penalty như thế nào?
- Lưu ý khi thực hiện đá Penalty
- Tác động của Penalty đến trận đấu như thế nào?
- Những tình huống Penalty đáng nhớ nhất trong lịch sử bóng đá
- Đá luân lưu là gì? Phân biệt giữa đá Penalty và đá luân lưu
- Kết luận
Penalty là gì?
Penalty là gì? Penalty hay còn có tên gọi khác là đá phạt đền, đá phạt 11 mét. Là một trong những kiểu đá phạt trong bộ môn thể thao vua. Cú sút này sẽ được thực hiện trong khu vực 16m50 với khoảng cách được tính từ khung thành của đội bị phạt là 11 mét.
Đá phạt đền là một tình huống diễn ra giữa thủ thành của đội bị phạt và cầu thủ của đội nhận được quả đá phạt (là người thực hiện quả đá phạt đền).
Các tình huống bị thổi phạt Penalty
Theo như quy định được ban hành bởi Liên đoàn bóng đá thế giới, những tình huống sau sẽ dẫn đến bị thổi phạt Penalty:
- Có hành vi đẩy, lôi kéo cầu thủ của đội bạn.
- Cố tình xoạc vào cầu thủ đội bạn.
- Có hành vi đánh hoặc tìm mọi cách để đánh cầu thủ đội bạn.
- Chèn ép cầu thủ đối phương.
- Nhảy vào người của các cầu thủ đối phương.
- Có hành vi nhổ nước bọt vào người cầu thủ đội bạn.
- Cố tình đá hoặc tìm cách để đá cầu thủ đội bạn.
- Có hành vi ngáng đường hoặc tìm cách để cản trở cầu thủ đội bạn.
- Cố tình chơi bóng bằng tay.
Trong trường hợp các cầu thủ phòng ngự của đội đối phương có hành vi phạm lỗi với cầu thủ của đội bạn hoặc cầu thủ chạm tay vào bóng ở vòng cấm 16m50. Lúc này, phía trọng tài sẽ có hành động thổi còi và ra hiệu chỉ tay vào chấm phạt đền. Đó là hành động của việc thổi phạt penalty đối với cầu thủ phạm lỗi.
Cách thực hiện quả đá phạt Penalty như thế nào?
Khi được hưởng một quả đá phạt đền, cầu thủ có thể thực hiện cá nhân hoặc kết hợp với đồng đội của mình. Cụ thể như sau:
Cách đá Penalty thông thường
Đầu tiên, bóng sẽ được đặt ở vị trí cách khung thành của đội bị phạt 11 mét sao cho chính giữa khung thành, cách đều 2 cột dọc. Tất cả các cầu thủ còn lại của 2 đội bóng sẽ đứng xa khung thành tối thiểu là 9.15 mét (ngoại trừ thủ môn cản phá bóng). Bất kỳ cầu thủ nào trong đội bóng cũng có thể thực hiện quả đá phạt Penalty. Đối với cầu thủ thực hiện quả đá phạt, phải đứng ở vị trí sau quả bóng.
Thủ môn sẽ đứng trên vạch vôi, ngay giữa khung thành và hướng mặt đến quả bóng. Cho đến khi nào cầu thủ thực hiện quả đá phạt thì thủ thành mới được di chuyển và chỉ được phép di chuyển theo chiều ngang khung thành.
Sau khi trọng tài thổi còi bắt đầu, cầu thủ mới được phép thực hiện quả đá phạt. Nếu bóng lăn qua khỏi vạch vôi trước khung thành, bàn thắng sẽ được tính ngay lập tức.
Cách đá Penalty phối hợp
Bên cạnh cách đá Penalty thông thường mà Vào Rồi vừa chia sẻ ở trên, nhiều đội bóng còn thực hiện quả đá phạt đền phối hợp nhằm mục đích đánh lừa thủ môn của đội đối phương. Với cách thực hiện rất đơn giản như sau: Cầu thủ thứ nhất sẽ tiến hành đá nhẹ vào quả bóng rồi cầu thủ thứ 2 sẽ tiến lên để thực hiện quả đá phạt đền. Lưu ý: cầu thủ thứ 2 này phải đứng ở vị trí 9.15m so với khung thành).
Cách đá phạt đền này thường được áp dụng bởi thủ môn đội bạn dễ bị đánh lừa, tạo ra yếu tố bất ngờ. Từ đó sẽ giúp cho cầu thủ ghi bàn thắng dễ dàng hơn.
Lưu ý khi thực hiện đá Penalty
Khi thực hiện quả đá phạt đền, các cầu thủ cần phải lưu ý đến một số vấn đề quan trọng như sau:
Chỉ khi đang chạy đà thì cầu thủ thực hiện đá phạt đền mới được phép làm động tác giả. Còn sau khi đã chạy đà kết thúc, cầu thủ tuyệt đối không được thực hiện các động tác giả rồi bắt đầu tiến hành sút bóng. Đối với trường hợp cầu thủ thực hiện động tác giả nhưng đã làm thủng lưới đội bạn, bàn thắng đó sẽ không được ghi nhận mà cầu thủ phải thực hiện lại quả đá phạt đền. Đồng thời, bị phạt 1 thẻ vàng do hành động của mình.
Cầu thủ thực hiện quả đá phạt đền sẽ không được phép chạm vào bóng lần thứ 2 nếu bóng vẫn chưa chạm vào bất kỳ một cầu thủ nào khác trên sân thi đấu. Kể cả khi bóng đá va chạm vào xà ngang hoặc cột dọc của khung thành rồi nảy trở lại vẫn không được.
Người thực hiện quả penalty và đồng đội của mình có thể phối hợp cùng nhau để ghi bàn thắng. Khi cầu thủ thứ nhất có thể đá bóng nhẹ về phía trước rồi cầu thủ thứ hai thực hiện cú sút mạnh vào khung thành để ghi bàn. Không chỉ có cầu thủ thực hiện quả đá phạt đền mà những cầu thủ khác trên sân cỏ cũng phải đứng tại vị trí 9.15m so với khung thành.
Khi thực hiện quả đá phạt Penalty, nếu cầu thủ nào đó ở đội đối phương phạm lỗi trước khi sút bóng thì đội bạn sẽ được thực hiện lại quả đá phạt nếu bàn thắng chưa được công nhận. Trường hợp đội bạn phạm lỗi trong quá trình đá phạt, sẽ phải đá lại vì không được công nhận bàn thắng. Còn tình huống cả 2 đội đều vi phạm lỗi, quả đá phạt đền cũng được thực hiện lại.
Tác động của Penalty đến trận đấu như thế nào?
Mặc dù Penalty là một tình huống lỗi xảy ra rất phổ biến trong các trận đấu. Tuy nhiên, nó cũng tác động lớn đến tâm lý cầu thủ cũng như chiến lược thi đấu của các đội bóng. Cụ thể như sau:
Tâm lý cầu thủ
Chúng ta có thể nói rằng Penalty là một trong những tình huống gây cho các cầu thủ nhiều áp lực tâm lý nhất trong quá trình thi đấu. Khi cầu thủ thực hiện quả đá phạt đền này phải đối mặt với sự kỳ vọng rất lớn từ Huấn luyện viên, đồng đội, các cổ động viên cũng như fan hâm mộ,… Với một cú sút phạt đền thành công có thể mang lại chiến thắng, sự vinh quang cho đội bóng và nước nhà. Trong khi đó, một quả Penalty hỏng có thể khiến cho cầu thủ cảm thấy tiếc nuối, có lỗi với đồng đội hay fan hâm mộ của mình. Do đó, những huyền thoại bóng đá có khả năng thực hiện quả đá phạt đền chuẩn xác, được đánh giá cao mà chúng ta phải kể đến như Lionel Messi, Cristiano Ronaldo và Sergio Ramos,…
Chiến thuật của đội bóng
Penalty cũng là một trong những chiến thuật quan trọng trong các trận đấu của nhiều đội bóng. Khi có rất nhiều đội bóng giành được chiến thắng nhờ khai thác những quả đá phạt đền trong trận đấu thành công. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến Câu lạc bộ bóng đá Chelsea dưới thời của vị Huấn luyện viên José Mourinho.
Ngược lại, những đội bóng khác thường tập trung vào công tác phòng ngự chặt chẽ ở khu vực 16.5m để hạn chế xảy ra lỗi dẫn đến Penalty. Đối với những trận đấu mang tính chất quyết định, quả đá phạt Penalty này lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Khi nó có thể ảnh hưởng đến đường lên ngôi vị cao nhất giải đấu của các đội bóng hoặc tấm vé tham dự vào những giải bóng đá lớn.
Những tình huống Penalty đáng nhớ nhất trong lịch sử bóng đá
Trong lịch sử bóng đá, đã từng có những tình huống Penalty diễn ra ấn tượng, để lại dấu ấn khó quên trong lòng các fan hâm mộ. Trong đó, chúng ta phải kể đến quả đá phạt đề của cựu cầu thủ bóng đá Roberto Baggio tại trận chung kết World Cup vào năm 1994. Khi quả bóng đá được anh đá cao lên trời dẫn đến Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Brazil lên ngôi vô địch.
Hay là quả đá phạt đền của cựu cầu thủ Antonin Panenka tại trận chung kết Euro vào năm 1976. Khi cú sút của anh khiến cho bóng chỉ chạm vào mép trên rồi xuống ngay giữa khung thành. Tình huống bóng này đã khiến cho đội đối thủ Tây Đức phải ngỡ ngàng. Hoặc gần đây nhất là cú sút penalty cầu thủ bóng đá Sergio Ramos tại trận chung kết Champions League vào năm 2016. Cú sút này của anh đã góp phần đưa Câu lạc bộ bóng đá Real Madrid lên ngôi vô địch châu Âu.
Đá luân lưu là gì? Phân biệt giữa đá Penalty và đá luân lưu
Đá Penalty và đá luân lưu trong bóng đá là hai thuật ngữ mà nhiều người thường bị nhầm lẫn với nhau do đều được thực hiện tại chấm 11 mét. Tuy nhiên, từng hình thức đá lại có những vai trò và đặc điểm khác nhau trong mỗi trận đấu. Cụ thể với đá luân lưu là gì và cách phân biệt giữa đá Penalty và đá luân lưu sẽ được Vao Roi TV chia sẻ chi tiết sau đây. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!
Đá luân lưu là gì?
Khái niệm đá Penalty là gì đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết ở trên. Vậy đá luân lưu là gì? Đá luân lưu hay còn được gọi là loạt sút Penalty. Hình thức này thường được áp dụng khi thời gian thi đấu chính thức và hiệp phụ của trận đấu đã kết thúc nhưng kết quả 2 đội vẫn hòa nhau. Khi thực hiện loạt đá luân lưu, sẽ có 5 cầu thủ của mỗi đội được chọn để thực hiện xen kẽ nhau. Với kết quả đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn thì sẽ giành chiến thắng tại trận đấu đó.
Các thực hiện đá luân lưu cũng giống như đá Penalty. Tuy nhiên, mỗi cú sút đều mang tính chất quyết định đến kết quả của trận đấu nên tâm lý của các cầu thủ thực hiện càng trở nên áp lực hơn. Khi số lần sút thành công của 2 đội bằng nhau thì loạt sút penalty sẽ được thực hiện tiếp tục. Cho đến khi nào có đội sút hỏng thì đội đối phương sẽ giành chiến thắng.
Khi thực hiện loạt sút luân lưu, mỗi đội đều phải tuân theo quy định về thứ tự sút. Chỉ có vị trí thủ môn là có thể thay đổi nếu bị chấn thương hay lý do chính đáng nào khác. Đối với những cầu thủ còn lại không thực hiện đá luân lưu, tất cả sẽ ở ngoài khu vực cấm địa. Đồng thời, không được can thiệp vào quá trình cũng như hành động thực hiện cú sút.
Các điểm khác biệt cơ bản giữa đá luân lưu và đá penalty là gì?
Đối với đá luân lưu và đá penalty, không chỉ có sự khác biệt về mục đích, ngữ cảnh mà còn có nhiều yếu tố khác. Điển hình như áp lực tâm lý, quy tắc thực hiện và tính quyết định đến kết quả của trận đấu. Cụ thể như sau:
Ngữ cảnh và mục đích
+ Đá Penalty: Cú sút này sẽ được thực hiện trong thời gian thi đấu chính thức của trận đấu. Một đội bóng sẽ được hưởng quả đá phạt penalty khi đội bạn phạm lỗi nghiêm trọng trong khu vực cấm địa. Đá Penalty được đưa ra nhằm mục đích phạt đội phạm lỗi và mang đến cơ hội ghi bàn thắng cho đội còn lại.
+ Đá luân lưu: Hình thức đá này thường được áp dụng để xác định kết quả cuối cùng của trận đấu khi thời gian thi đấu chính thức và hiệp phụ đã kết thúc nhưng hai đội vẫn hòa nhau. Dựa vào số bàn thắng mà cả hai đội ghi được sau khi thực hiện loạt sút penalty để xác định đội chiến thắng.
Quy tắc thực hiện
+ Đá penalty: Đối với quả đá phạt penalty, sẽ được thực hiện tại chấm phạt đền, vị trí cách khung thành 11 mét. Trước khi cú sút được thực hiện, thủ môn chỉ được di chuyển tại vạch vôi của khung thành. Còn đối với cầu thủ thực hiện cú sút, phải chờ tiếng còi của trọng tài mới được thực hiện.
+ Đá luân lưu: Tương ứng với mỗi đội sẽ chọn ra 5 cầu thủ để lần lượt thực hiện cú sút xen kẽ với các cầu thủ của đối phương. Với kết quả đội nào có nhiều bàn thắng được ghi nhận hơn sau khi thực hiện loạt sút sẽ trở thành đội chiến thắng. Đối với trường hợp loạt sút đã kết thúc nhưng tổng số bàn thắng của hai đội vẫn hòa nhau, loạt sút luân lưu vẫn được thực hiện cho đến khi nào có đội chiến thắng.
Kết luận
Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên đây từ Vaoroi đã giúp các bạn hiểu rõ về khái niệm Penalty là gì cũng như nắm được những kiến thức cơ bản về luật đá phạt đền trong bóng đá. Đồng thời, sẽ giúp các bạn biết cách phân biệt giữa đá Penalty và đá luân lưu để tránh bị nhầm lẫn khi theo dõi các trận đấu nhé!
Bình Luận